Phẩm chất lãnh đạo tiêu biểu được lòng nhân viên

Đâu là những phẩm chất lãnh đạo cần có để "thu phục" được nhân viên? Một câu hỏi rất hay và là thắc mắc chung của đai đa số lãnh đạo trẻ.

 

Thấu hiểu tâm lý nhân viên

Đây là phẩm chất lãnh đạo quan trọng nhất khiến cấp dưới luôn yêu quý bạn. Mỗi nhân viên, ai cũng có điểm mạnh và yếu riêng. Họ mong muốn có cơ hội để phát huy hết ưu điểm của bản thân. Bạn phải hiểu rõ từng đặc điểm của nhân viên dưới quyền mới phân vân được công việc phù hợp cho từng người.

Ngoài ra, khi sếp biết đồng cảm cho những khó khăn của nhân viên, tạo bầu không khí thoải mái khi làm việc cùng nhau, không chỉ được nhân viên tôn trọng, hiệu quả công việc cũng được nâng cao rõ rệt.

Biết cách khích lệ nhân viên

Lãnh đạo không chỉ đơn giản yêu cầu nhân viên làm việc mà cần biết cách khiến họ yêu thích công việc đang làm. Mọi người đều cần có những hướng dẫn, hỗ trợ, góp ý của người khác. Nếu nhà lãnh đạo đóng vai trò như nhà tư vấn thông thái, bạn sẽ khiến nhân viên tin tưởng nhiều hơn, tạo điều kiệu cho họ phát triển được những mục tiêu của mình.

Ngoài ra, người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng cho cấp dưới theo một hướng đi nhất định, rõ ràng, sẽ gia tăng sự tin cậy và trung thành đối với nhân viên.

Sống ngay thẳng, công bằng.

Một nhà lãnh đạo tốt luôn trung thực với các đồng đội của mình. Trung thực có thể được coi là kỹ năng lãnh  quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo có “tâm và tài”. Người thiếu trung thực có thể giành được quyền lực, nhưng không phải là nhà lãnh đạo đích thực. Đã hứa thì phải giữ lời. Đã nói thì sẽ làm. Mối quan hệ dựa trên sự tinh tưởng sẽ khiến nhân viên cảm nhận bạn luôn bên cạnh để giúp đỡ, tăng cảm hứng cho họ làm việc nhiệt tình hơn.

Linh hoạt với quy định

Một người lãnh đạo chỉ hướng tới kết quả – quen đưa ra nhiều quyết định chỉ để đạt được những con số thực tế – thường bị cô lập trên “ngai vàng” của chính mình.

Nhà lãnh đạo có tâm, là người luôn biết linh hoat, sẵn sàng gạt bỏ những thủ tục khắt khe để có được điều tốt cho tất cả mọi người. Khi bạn hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên, chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên, và kết quả mang lại là sự gia tăng của những nhân viên trung thành cho bạn.

Có tầm nhìn

Tất cả nhà lãnh đạo nắm trong tay “số phận” của toàn công ty. Mọi quyết định của bạn không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập nhân viên mà hệ luỵ đến cả gia đình của họ. Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn làm việc trong công ty đảm đảo, ổn định. Tầm nhìn là một bức tranh bạn vẽ ra về tương lai để toàn nhân viên hướng tới. Ngoài ra, khi bạn có tầm nhìn tốt, sẽ biết cách để dẫn dắt nhân viên và truyền cảm hứng cho họ.

Sống tích cực

Người tích cực xem sai lầm là bài học kinh nghiệm, chứ không phải tai hoạ làm mình ngã gục. Là người tạo ra hi vọng cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải lạc quan để thành công. Khi là một vị sếp, bạn còn phải truyền thái độ tích cực đến nhân viên của mình. Bằng nhiều biện pháp truyền lửa cho cấp dưới, bạn sẽ giúp nhân viên vững vàng hơn trước thử thách.

Vị tha

Một phẩm chất lãnh đạo quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có, đó là tính vị tha. Họ quan tâm tới thành tựu của tập thể ngay cả khi nó đối lập với mục tiêu riêng của họ. Nếu trước đây luôn có nhiều lãnh đạo mang “trái tim sắt đá”, thì hiện nay những nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ là người giải quyết khủng hoảng tốt hơn, truyền đạt tốt nhất, và quan trọng sẽ càng được nhân viên yêu quý hơn.

Theo careerlink

Tin khác đã đăng