Bán kết Startup Runway 2018 tại UD-CK: Ý tưởng gần gũi, phù hợp với nhu cầu địa phương

Sau khi tham gia chương trình workshop Startup Runway do hai chuyên gia đến từ Trung tâm đào tạo khởi nghiệp Rubicon thuộc Học viện Công nghệ Cork (CIT) – Ireland trực tiếp trò chuyện và chia sẻ vào đầu tháng 3, các nhóm tham gia đã hoàn thiện ý tưởng và gửi BTC tại UD-CK.

Sau khi tham gia chương trình workshop Startup Runway do hai chuyên gia đến từ Trung tâm đào tạo khởi nghiệp Rubicon thuộc Học viện Công nghệ Cork (CIT) – Ireland trực tiếp trò chuyện và chia sẻ vào đầu tháng 3, các nhóm tham gia đã hoàn thiện ý tưởng và gửi BTC tại UD-CK.

Sau vòng sơ loại, 7 nhóm có ý tưởng tốt nhất đã lọt vào vòng bán kết và trực tiếp trình bày ý tưởng trước hội đồng ban giám khảo UD-CK để chọn ra 3 đội tiếp tục đi đến vòng chung kết sẽ tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 4.

Chiều ngày 4/4, 7 nhóm có ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng bán kết đã có buổi thuyết trình trước thành phần ban giám khảo của UD-CK, bao gồm PGS.TS Đặng Văn Mỹ, Giám đốc Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, TS. Nguyễn Minh Thông, Trưởng phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Thanh, phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế

Đã có thời gian chuẩn bị ý tưởng hơn 1 tháng cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ của các thầy cô, cán bộ thuộc phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế, các nhóm đã rất tự tin trình bày ý tưởng của mình.

7 bạn nhóm trưởng đã đại diện cho 7 nhóm lên trình bày ý tưởng trước ban giám khảo. Những ý tưởng được các nhóm lựa chọn rất sát với nhu cầu thực tế và phù hợp với nhu cầu khách hàng tại địa phương và các tỉnh lân cận như: Mô hình kinh doanh ẩm đặc trưng của Lào tại Kon Tum ( Laosfood); Mô hình Café Buffet; Mô hình sản xuất và phân phối rau sạch được trồng bằng phương pháp thủy canh; Trung tâm phân phối các sản phẩm đặc trưng của Kon Tum; Trung tâm thực tập du lịch UD-CK; Mô hình sản xuất nấm rơm; Mô hình kinh doanh Khu phố đêm tại Kon Tum.

Các nhóm lần lượt trình bày

Trong 7 mô hình được các nhóm trình bày có hai mô hình đã đi vào hoạt động là Trung tâm phân phối các sản phẩm đặc trưng của Kon Tum và Trung tâm thực tập du lịch UD-CK. Đây là hai mô hình được thành lập nhằm thu hút sự tham gia của các bạn sinh viên, vừa tạo việc làm vừa giúp các bạn học hỏi các kinh nghiệm về thực hành, thực tế trong khi tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng… Tuy nhiên, hai trung tâm cũng mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều vốn, chưa được quảng bá rộng rãi nên mô hình chưa được nhiều người biết đến và lựa chọn sử dụng. Chính vì thế, những bạn sinh viên đang tham gia trong trung tâm đã mạnh dạn đưa ra các ý tưởng hoạt động mới, phương thức tiếp cận khách hàng mới để có thể tham gia và giành chiến thắng tại cuộc thi Startup Runway 2018.

PGS.TS Đặng Văn Mỹ cùng các thành viên ban giám khảo đã đánh giá rất cao các ý tưởng lọt vào vòng bán kết. Đặc biệt, PGS.TS Đặng Văn Mỹ cũng giúp các bạn chỉ ra được những lợi thế và các mặt còn hạn chế của từng dự án để các bạn có thể hoàn thiện hơn ý tưởng của mình.

Nhóm sinh viên Lào

Sau khi thảo luận và quyết định, ban giám khảo đã chọn ra ba nhóm giành chiến thắng là Mô hình kinh doanh ẩm đặc trưng của Lào tại Kon Tum (Laosfood); Mô hình Café Buffet; Mô hình kinh doanh Khu phố đêm tại Kon Tum để tham dự vòng chung kết với các đội đến từ Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn.

Ngày 6/3 các đội chiến thắng của UD-CK sẽ xuất phát đi Đà Nẵng. Trước khi tham gia buổi chung kết, các bạn sẽ có 3 ngày tập huấn với các chuyên gia đến từ CIT để có thể trình bày ý tưởng lưu loát bằng Tiếng Anh. Đội giành chiến thắng sẽ có một chuyến đi đến Ireland cùng với đó là các giải thưởng hấp dẫn khác dành cho các đội tham gia.

Startup Runway - cuộc thi khởi nghiệp uy tín do Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng đăng cai tổ chức với sự tài trợ của chính phủ Ai-len và mở rộng quy mô tới các thành phố lớn ở miền Trung: Huế, Quy Nhơn, KonTum.

Tin khác đã đăng